Bụng bầu ngồi có ngấn không? Bầu mấy tháng mới thấy bụng?

Posted on Tin tức 802 Views

Mang thai được xem là một giai đoạn vô cùng thiêng liêng của người mẹ. Sau kết hôn người ta thường sẽ mong chờ sự xuất hiện của thành viên thứ ba trong gia đình. Những thay đổi về vòng 2 chính là minh chứng rõ nhất cho việc mang thai. Vậy nhưng nhiều người lại có sự nhầm lẫn giữa bụng bầu và bụng mỡ. Họ thường thắc mắc rằng bụng bầu ngồi có ngấn không bầu mấy tháng mới thấy bụng? Chúng ta sẽ cùng nhau xem thử những khác biệt dưới đây và cách nhận biết bụng bầu dễ dàng nhất.

Sự khác nhau giữa béo bụng và bụng bầu

Béo bụng thường có thể béo lên ở phần bụng trên, bụng dưới. Hoặc hai bên eo hoặc cũng có thể là toàn bộ vùng bụng. Ngược lại bụng bầu chỉ lộ diện một cách rõ ràng ở tuần thứ 12. Tức là cuối tháng thứ 3 của thai kỳ. Nhiều người khi mang bầu không có những dấu hiệu nhận biết cứ tưởng rằng đó là do mập bụng. Và có những hoạt động ảnh hưởng đến sự phát triển của thai. Nặng nề hơn xuất hiện những trường hợp đau lòng. Người mẹ bị sảy thai khi không hề biết bản thân đang mang bầu.

Bụng bầu ngồi có ngấn không

Bụng bầu ngồi có ngấn không?

Tam cá nguyệt đầu tiên

Thực chất trong tam cá nguyệt thứ nhất tức 3 tháng đầu tiên ngoại trừ các trường hợp ốm nghén thì dấu hiệu mang thai hay sự thay đổi vùng bụng không quá rõ ràng. Đặc biệt là đối với những ai sở hữu vòng eo con kiến. Nhưng nếu như là lần mang thai thứ hai hoặc thứ ba, thứ tư thì vùng bụng này sẽ xuất hiện sớm hơn và to hơn lần đầu do đó khi ngồi sẽ dễ dàng thấy ngấn. Giai đoạn này mặc dù phần tử cung mở rộng bụng có to lên nhưng trọng lượng của bé lúc này chỉ khoảng 14 g.

>>> Bạn có quan tâm đến: Sữa tươi dạng bột A2 hỗ trợ phát triển trí não, chiều cao cho bé từ 1 – 11 tuổi hiệu quả!

Tam cá nguyệt thứ 2

Đến tam cá nguyệt thứ 2 là giai đoạn vô cùng quan trọng. Lúc này mẹ sẽ cảm nhận được sự thay đổi rõ ràng và sự hình thành của thai nhi. Vùng bụng bắt đầu to và nhô lên phía trước, tử cung giãn rộng tạo áp lực do đó thường xuất hiện các cơn đau tại vùng thắt lưng. Người mẹ trong giai đoạn này cần phải lựa chọn tư thế ngồi làm việc và nghỉ ngơi sao cho cảm thấy dễ chịu nhất.

Với những ai lần đầu làm mẹ thì việc cảm nhận sự lớn lên từng ngày của con là một trải nghiệm vô cùng tuyệt vời. Đặc biệt giai đoạn này ngấn bụng gần như không còn xuất hiện nữa mà lúc này bụng sẽ tròn và căng. Giai đoạn này chính là câu trả lời cho câu hỏi bầu mấy tháng mới thấy bụng.

Ở giai đoạn này chị em phụ nữ được khuyến nghị là nên tăng từ 5 đến 7 kg để có được sự phát triển tốt nhất cho thai nhi. Đồng thời nên có một chế độ ăn uống, vận động nhẹ nhàng. Để cho trẻ phát triển trong điều kiện tốt nhất.

Bụng bầu ngồi có ngấn không

Tam cá nguyệt cuối

Đây là giai đoạn mà bụng bầu có kích thước tăng một cách rõ rệt. Lúc này thai nhi đang không ngừng lớn lên, tử cung cũng phải phát triển mạnh để có thể chứa được bé. Với kích thước của vùng bụng lúc này việc đi lại nghỉ ngơi sẽ gặp rất nhiều khó khăn đặc biệt nhất là không thể thực hiện động tác gập người về phía trước.

Càng ở cuối giai đoạn thai kỳ thì áp lực tại vùng ổ bụng và tĩnh mạch vùng chậu và ngày càng lớn. Khiến cho người mẹ cảm thấy khó chịu khi ngồi đồng thời còn gây ra các hiện tượng như sưng phù tay chân và khó thở. Lúc này cả mẹ và gia đình nên lựa chọn một chế độ ăn uống ngủ nghỉ dinh dưỡng sao cho hợp lý. Sắp xếp công việc của mình để có thời gian chuẩn bị chào đón bé yêu.

Lời kết

Sự hình thành phát triển và ra đời của một đứa trẻ. Là sự thay đổi thiền liêng từ cơ thể của người mẹ. Cơ thể của người mẹ sẽ có những thay đổi lớn lao. Nhằm thích ứng được với quá trình mang thai trong từng giai đoạn. Dẫu rằng sẽ có những khó chịu đau đớn tuy nhiên sau 9 tháng 10 ngày. Được nhìn thấy khi đứa bé do chính mình sinh ra được khỏe mạnh hoàn toàn chính là điều hạnh phúc nhất.

Nếu như bạn cảm thấy rằng giai đoạn mang thai. Mà cơ thể của mình vẫn không có quá nhiều thay đổi. Đặc biệt là vùng bụng không lớn lên thì có thể bổ sung thêm chế độ ăn uống. Kết hợp với các bài thể dục trước khi sinh, sử dụng các biện pháp thở phù hợp. Một lối sống lành mạnh, thăm khám định kỳ. Sẽ giúp cho trẻ được phát triển tốt, khỏe mạnh sau khi ra đời.

0 0 phiếu bầu
Đánh giá
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả các bình luận
hotline
chat facebook
chat zalo